Rượu Men Lá Bắc Kạn Xuất Khẩu

Rượu Men Lá Bắc Kạn Xuất Khẩu Rượu Men Lá Bắc Kạn Xuất Khẩu
0988867844
MIỄN PHÍ SHIP NỘI THÀNH HÀ NỘI

RƯỢU MEN LÁ BẮC KẠN – ĐẶC SẢN CHO NGƯỜI SÀNH RƯỢU 🍶✨
🔥 Rượu men lá Thanh Tâm – Đặc sản Bắc Kạn đạt tiêu chuẩn OCOP xuất khẩu, được nấu và ủ men trên 30 ngày, trưng cất bằng nồi gỗ truyền thống, ủ chum tự nhiên, lọc khử aldehyd giúp uống êm, không đau đầu.
🥂 Thích hợp để tiếp khách, uống hàng ngày, hương vị thơm ngon, khác biệt với nhiều loại rượu trên thị trường!
🚚 Nhận ship toàn quốc – Miễn phí s

hip cho khách ở NỘI THÀNH HÀ NỘI
📲 Liên hệ ngay: Zalo 0988867844 để thưởng thức rượu chuẩn vị Bắc Kạn!

Rượu Tình – Lưu Trọng LưEm rót cho anh chén rượu đầyTình ta như rượu, mãi không phaiUống vào say đắm men tình áiĐể lòng ...
26/04/2025

Rượu Tình – Lưu Trọng Lư
Em rót cho anh chén rượu đầy
Tình ta như rượu, mãi không phai
Uống vào say đắm men tình ái
Để lòng ta mãi mãi không rời.

Hoa Với Rượu – Nguyễn BínhTôi với em Nhi kết vợ chồng.Rượu cất kỳ ngon, men ủ khéo.Say người thiên hạ, lại say nhau,Chiề...
26/04/2025

Hoa Với Rượu – Nguyễn Bính
Tôi với em Nhi kết vợ chồng.
Rượu cất kỳ ngon, men ủ khéo.
Say người thiên hạ, lại say nhau,
Chiều chiều hai đứa sang thăm chị.
Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu.
Chao ơi! Là mộng hay là thực?
Là thực hay là mộng bấy lâu?
Hai đứa sống bằng hoa với rượu
Sống vào giời đất, sống cho nhau.

Độc Ẩm – Nguyễn TrãiMột chén rượu ngồi say cả buổi,Cả trời thu như ở trong tay.Gió trăng vẫn là bạn cũ,Vui gì hơn lúc nà...
26/04/2025

Độc Ẩm – Nguyễn Trãi
Một chén rượu ngồi say cả buổi,
Cả trời thu như ở trong tay.
Gió trăng vẫn là bạn cũ,
Vui gì hơn lúc này?

Thu Ẩm – Nguyễn KhuyếnRượu ngon không có bạn hiền,Không mua không phải không tiền không mua.Cái già nó kéo lại gần,Cái v...
26/04/2025

Thu Ẩm – Nguyễn Khuyến
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Cái già nó kéo lại gần,
Cái vui ngày trước như dần hóa ra.
Lúc vui thời chén rượu ngà,
Lúc buồn lại uống rượu cho nó khuây.

Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ (sẵn chè rượu lắm bạn bè)Cấp nan hà tằng kiến nhất nhân (đến khi gặp nạn chẳng hề thấy ai)Th...
25/04/2025

Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ (sẵn chè rượu lắm bạn bè)
Cấp nan hà tằng kiến nhất nhân (đến khi gặp nạn chẳng hề thấy ai)

Thời gian trôi qua, việc giao tiếp xã hội là không thể thiếu. Bữa tiệc hôm nay, tiệc rượu ngày mai. Trong quan niệm truyền thống, toàn bộ xã hội đều mang đầy tính nhân văn.

Ví dụ, khi bàn chuyện làm ăn hay giao tiếp với người khác, không thể thiếu việc pha trà uống rượu để tăng thêm không khí, thậm chí sau khi việc làm ăn đã ổn định, chúng ta vẫn sẽ gặp nhau ăn tối, uống rượu, nào là tiệc đêm khuya, tiệc trà, tiệc tất niên.

Cho nên từ xưa đến nay, đã tràn ngập “văn hóa trà” và “văn hóa rượu”. Trong những tiệc trà tiệc rượu, người xưa có câu: “Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ”, nửa câu sau là lời khuyên, cảnh báo của người xưa, nhưng đáng tiếc là mười người thì chín người không biết! Tôi tự hỏi liệu bạn đã nghe nói chưa?

Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ (sẵn chè rượu lắm bạn bè)

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe câu này: “Phú tại thâm sơn hữu viễn thân”, thực ra cũng có ý nghĩa tương tự như câu “hữu trà hữu tửu đa huynh đệ”, có nghĩa là “sẵn chè rượu lắm bạn bè”.

Mọi người đều tràn đầy lý tưởng về cuộc sống của mình, nhưng ngay cả như vậy, xã hội vẫn có mặt thực tế. Khi sự nghiệp đang tiến triển tốt đẹp hay khi bạn đang ở đỉnh cao của cuộc đời, xung quanh bạn sẽ luôn có những người bạn “dệt hoa trên gấm”. Và khá nhiều người trong số họ là những người có xu hướng thiên về nịnh nọt, thậm chí có thể nói là “bạn nhậu”!

Sở dĩ họ tương tác nhiệt tình thân thiện với chúng ta như vậy thường chỉ là để “đi nhờ xe” và trục lợi riêng. Bởi vậy, khi bị những người này vây quanh, bạn không nên bị mù quáng bởi lời nói hoa mỹ của họ và rơi vào cuộc sống xa hoa, phóng túng.

Câu tục ngữ tiếp theo cũng thể hiện hiện thực của xã hội. Không đọc thì bạn sẽ không biết, nhưng một khi bạn đọc nó, nó sẽ chạm đến trái tim bạn, và bạn sẽ có một hương vị phức tạp nếu bạn thưởng thức nó một cách cẩn thận…

Cấp nan hà tằng kiến nhất nhân (đến khi gặp nạn chẳng hề thấy ai)

So với câu nói vế trước “hữu trà hữu tửu đa huynh đệ”, câu này mới là tinh hoa, có thể bộc lộ rõ hơn phẩm hạnh đạo đức của một người. Bởi vì chỉ khi gặp khổ nạn, chúng ta mới biết được ai trong số những người bạn vây quanh mình là “bạn nhậu” và ai có thể là “người bạn chân thành”.

Tất nhiên, nó có ý nghĩa tương tự như câu nói “phú tại thâm sơn hữu viễn thân”, và câu tiếp theo cũng rất giống với câu nói này, đó là “cùng tại nháo thị vô nhân vấn”, có nghĩa là “Nghèo ở chợ đông không đứa hỏi, giàu nơi núi thẳm lắm người thăm”.

Mặc kệ xã hội biến thiên thế nào, chỉ cần còn sống ở trên đời này, dù trong cuộc sống hay công việc, vĩnh viễn sẽ không bao giờ thiếu những người kiểu “dệt hoa trên gấm”, nhưng số người nguyện ý “đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi” lại rất ít. Bởi đó mà người xưa mới có câu: “Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ”. Đây là bản chất của con người.

Vì vậy, dù giàu hay nghèo, trong cuộc sống khi kết giao bằng hữu, ngoại trừ việc phải chú ý quan sát những người bạn xung quanh mình, khi đối đãi với bằng hữu chúng ta nên trân trọng mối quan hệ này, và đừng dùng vật chất để phân chia tình bằng hữu. Bởi vì khi chúng ta có thể đối đãi chân thành với người khác thì chúng ta cũng có thể được người khác đối xử chân thành.

Ít ai biết rằng, hành động uống rượu đập bát của cổ nhân Trung Hoa thực chất lại ẩn chứa rất không ít nghĩa sâu sắc.Nếu ...
25/04/2025

Ít ai biết rằng, hành động uống rượu đập bát của cổ nhân Trung Hoa thực chất lại ẩn chứa rất không ít nghĩa sâu sắc.

Nếu thường xuyên theo dõi những bộ phim cổ trang Trung Quốc, khán giả sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh người xưa thường đập bát sau mỗi lần uống rượu.

Trên thực tế, việc làm tưởng như kỳ lạ và lãng phí này từng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Trung Hoa và thậm chí còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa hết sức thâm sâu.

Khởi nguồn của trào lưu uống rượu đập bát trong lịch sử Trung Hoa
Tương truyền rằng người khởi đầu cho "trào lưu" uống rượu đập bát trong lịch sử Trung Hoa chính là nhân vật từng cả gan ám sát Tần vương nhưng bất thành – Kinh Kha.
Theo đó, năm xưa khi được Thái tử Đan của nước Yên chọn làm người đi ám sát Tần vương Doanh Chính, Kinh Kha trước khi lên đường đã được đích thân Thái tử tiễn biệt.

Trên con đường đưa tiễn năm ấy, Kinh Kha biết bản thân một khi đã nhận nhiệm vụ này thì khó có ngày an toàn trở về.

Trong giây phút từ biệt thê lương, ông đã uống cạn bát rượu mà Thái tử đưa tới, sau đó thẳng tay đập vỡ chiếc bát để thể hiện tinh thần quyết tâm liều chết, tình nguyện hy sinh vì đại cục.

Hành động uống rượu đập bát của Kinh Kha khi ấy đã thay ông nói lên tiếng lòng của một người không tiếc hy sinh bản thân mình vì quốc gia, dùng tính mạng của mình để cứu vãn hy vọng sống còn của Yến quốc.

Tinh thần của Kinh Kha năm ấy quả thực khó ai sánh kịp, mà hành động uống rượu đập bát của ông sau đó cũng không ngừng được người đời sau… bắt chước.
Muôn vàn ý nghĩa sâu xa của hành động uống rượu đập bát
Sau này, uống rượu đập bát vẫn được truyền lưu hết sức rộng rãi. Điểm đáng nói hơn cả là hàm ý của việc làm này càng lúc càng trở nên phong phú.

Ban đầu, đó chỉ là hành động được các binh lính thực hiện vào thời điểm trước khi xông pha một nhiệm vụ khó khăn hoặc trước khi khởi hành ra chiến trường.
Điểm đáng nói nằm ở chỗ, chiếc bát thời xưa không chỉ dùng để uống rượu mà còn để ăn cơm. Cho nên các chiến sĩ trước khi lên đường sẽ đem bát đập vỡ, nhằm biểu thị sau này không cần dùng nó để ăn cơm nữa, ngụ ý rằng trước mắt sẽ là trận tử chiến, người ra đi chưa chắc đã có ngày trở lại.
Hành động oanh liệt này vừa cổ vũ cho tinh thần chiến đầu, cũng vừa đại biểu cho ý chí sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng.

Đặc biệt, ở vào thời điểm toàn quân cùng uống rượu đập bát, hành động ấy sẽ phát ra một sức mạnh uy chấn, khiến cho lòng người trở nên phấn chấn, đồng thời kích thích ý muốn cầu sinh, khiến họ càng nỗ lực chiến đấu và càng dễ dàng đạt được thắng lợi.
Sau đó, uống rượu đập bát còn trở thành thói quen của các đao phủ mỗi khi lên pháp trường.

Theo đó, những đao phủ này trước khi chém đầu các phạm nhân đều sẽ uống cạn nửa bát rượu, tiếp đó đập vỡ chiếc bát rồi mới tiến hành hành hình.
Bát rượu này được biết tới với tên gọi là "rượu đoạn đầu", ngụ ý hy vọng vong linh phạm nhân có thể thanh thản xuống suối vàng, linh hồn không mang oán hận mà vất vưởng ở chốn nhân gian.

Ngoại trừ những ý nghĩa nói trên, hành động uống rượu đập bát cũng có khi còn thể hiện hy vọng được sống sót để trở về đoàn tụ của những người ra trận.

Bởi chữ "vỡ" (碎) trong tiếng Trung đồng âm với chữ "tuổi" (岁). Cho nên hành động này được cho là thể hiện hy vọng có thể kéo dài tuổi thọ, cũng đồng nghĩa với khát vọng chiến thắng trở về.
Từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy việc làm uống rượu đập bát của cổ nhân thực chất ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu sắc.

Đây cũng chính là lý do mà hành động này chẳng những được truyền lưu rất lâu trong dòng chảy của lịch sử Trung Hoa mà cho tới ngày nay vẫn nhiều lần được tái hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các bộ phim truyền hình.

Nhạc sĩ Văn Cao trong một lần uống rượu cùng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.Họa sĩ Dương Bích Liên, nhà thơ Đặng Đình Hưng, nh...
25/04/2025

Nhạc sĩ Văn Cao trong một lần uống rượu cùng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Họa sĩ Dương Bích Liên, nhà thơ Đặng Đình Hưng, nhà thơ Trần Dần, Họa sĩ Nguyễn Sáng ngồi uống rượu với nhau
Một tiệc rượu của nhà thơ Hoàng Cầm với lứa nhà thơ đàn em.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn uống rượu cùng với nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

VĂN HÓA UỐNG RƯỢU CỦA NGƯỜI XƯARượu được coi là một trong những phát minh lâu đời nhất của loài người. Thoạt kỳ thủy, rư...
25/04/2025

VĂN HÓA UỐNG RƯỢU CỦA NGƯỜI XƯA

Rượu được coi là một trong những phát minh lâu đời nhất của loài người. Thoạt kỳ thủy, rượu dùng để dâng cúng tổ tiên hoặc cúng bái, tế lễ trong các tín ngưỡng dân gian... Ông bà ta đã chẳng nói: “Mâm cao cỗ đầy không tày chén rượu” và “vô tửu bất thành lễ” đó sao? Trong các giao tiếp xã hội, rượu còn được coi là “rượu tình rượu nghĩa”. Khi con trai lớn lên thích lấy con gái nhà ai làm vợ thì việc đầu tiên là cha mẹ chàng trai mang rượu đến nhà cha mẹ cô gái để dạm hỏi (lễ bỏ rượu) và trong lễ cưới, chàng rể, cô dâu cùng mời cha mẹ hai bên mỗi người uống một ly rượu để thay lời tạ ơn sinh thành, dưỡng dục của song thân.

Hơn ngàn năm trước, nhà thơ, nhà hiền triết cổ đại Ba Tư Oma Khayam có bài thơ (qua bản dịch): Rượu chỉ cấm với những người ngu ngốc/ Chứ không cấm người thông minh có học/ Uống rượu là cần nếu anh biết rằng anh/ Uống với ai, khi nào và mấy cốc. Từ “ngu ngốc” của Khayam chỉ người uống rượu không làm chủ được mình. Người Nhật có câu: Chén thứ nhất: người uống rượu. Chén thứ hai: rượu uống rượu. Chén thứ ba: rượu uống người. Rượu uống người là ma men làm chủ lý trí (“ma đưa lối, quỷ dẫn đường”), làm bậy. Oma Khayam viết tiếp: Mỗi lần say, giữa khi đang vui nhất/ Hết cốc này đến cốc kia, ngây ngất/ Xin các bạn nhớ một điều/ Các bạn vui mà Khayam vắng mặt. Khayam không thể ngồi lại với cảnh uống rượu xô bồ xô bộn được, nên xin rút lui êm. Nhà hiền triết mách bảo: Không ai cấm ta ngồi uống vài ba chén nhỏ/ Với những người ta yêu, người thông minh, đức độ/ Nhưng nhớ uống vừa vừa, thỉnh thoảng uống làm vui/ Và đừng khoe mình say, đừng báng bổ (Uống rượu mà báng bổ, nói xấu người vắng mặt, cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng gọi đó là “rượu độc”!). Khayam nâng cốc, bảo: Cốc rượu này, uống đi, vì trăng hoa trong đó/ Vì tuổi thơ, niềm vui và bài ca trong đó. Trăng hoa, tuổi thơ, niềm vui và bài ca trong cốc rượu là bao nhiêu vẻ đẹp mà đời đã ưu ái ban tặng ta, ta hãy uống đi!

Nhà văn Anh Fergus Hamilton Allen ca ngợi: Whisky là nguồn nhựa sống, là phương thuốc tiên dành cho hạnh phúc. Whisky là mặt trời chiếu sáng tình bạn, là mặt trăng soi sáng tình yêu. Ai cũng biết rượu Whisky ngon nổi tiếng ở phương Tây được chưng cất từ lúa ngâm nước nóng với công nghệ lên men. Mỗi khi gặp khách quý, người ta thường rót Whisky ra cốc mời cụng ly; chủ, khách nhắp từng chút một để gây cảm hứng trao đổi công việc với nhau, chứ không cạn hết cốc này rót cốc khác.

Ở nước ta, cụ Tam Nguyên Yên Đổ từng ca: Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua, vì cụ chỉ uống mỗi khi có bạn hiền. Nhà văn Võ Văn Trực viết về ông nội mình - một thầy lang túc nho, có bạn đồng môn là ông đồ Tú Vệ. Mỗi lần đôi bạn già gặp nhau tại nhà, thế nào cũng bày mâm ra nhâm nhi với một nậm (bình nhỏ, cổ cao) chứa rượu ngon ngâm thuốc và một con cá rô nướng dầm mắm gừng. Ấy thế mà hai cụ chén tạc chén thù bình thơ kim cổ, thế sự nọ kia - tâm đắc cả ngày chưa chán. Còn thi sĩ Nguyễn Vĩ nhớ bạn Trương Tửu thì: Nay ta thèm rượu nhớ mong ai/ Một mình rót uống chẳng buồn say/ Trước kia hai thằng hết một nậm/ Trò chuyện dông dài mặt đỏ sẫm/ Nay một mình ta một be con/ Cạn rượu rồi thơ mới véo von. Cạn rượu rồi cất tiếng thơ véo von, ngất ngưởng mới đã! Đỗ Huy Nhiệm uống “rượu tương tư”: Đang ngồi say khước bên ao vắng/ Tha thẩn nhớ người không nhớ tôi/ Chiều nay nàng đến trong ly rượu/ Tôi uống vơi vơi hết cả nàng/ Tôi uống dặt dìu từng hớp một/ Sợ mai nàng bận chẳng buồn sang. Quang Dũng - nhà thơ Tây tiến, thì: Thoáng hiện em về trong đáy cốc/ Nói cười như chuyện một đêm mơ...

Người Thăng Long (Hà Nội ngày nay) có tiếng thanh lịch từ xưa. Dư địa chí của Nguyễn Trãi có viết về phong vật đất Thượng Kinh (Thăng Long) nổi tiếng rượu sen và rượu cúc. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút có ghi hai danh tửu này với cách uống của người Thăng Long: “Khi nào có khách cần thết rượu thì chỉ dùng cái chén nhỏ bằng đầu ngón tay và chỉ uống vài chén rồi thôi ngay; nếu mời uống quá chén thì ai cũng chê là say đắm”. Thế cho nên cố nhà văn Nguyễn Tuân - qua bút ký Nhà văn về làng của cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng - thì đi đâu ông cũng thủ sẵn chai rượu Làng Vân (rượu đặc sản Hà Nội) với cái chén mắt trâu (chỉ bằng đầu ngón tay cái) trong túi vải mang vai để lâu lâu nhắp một chút. Thấy ai uống bằng ly to, cụ bảo “uống trâu”, không nhã thú gì cả. “Uống trâu” ồn ào “trăm phần trăm” hoặc “vào 3 ra 7” (vào trễ, uống 3 ly; ra về sớm, uống 7 ly liền một hơi) khiến nhà văn thấy hãi. Oma Khayam có tái thế chắc cũng kêu: “Các bạn vui còn Khayam xin... rút lui!”.

Sử chép, vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị minh quân anh hùng hai lần chiến thắng quân Nguyên - Mông (1285 và 1287). Sau khi nhường ngôi cho con trai trưởng Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) thì làm Thái thượng hoàng với câu nói nổi tiếng: “Ta trút bỏ ngôi vua như trút bỏ đôi giày rách”. Lên làm vua, Trần Anh Tông còn trẻ người, nổi tiếng hào hoa phong nhã, giỏi cả cầm kỳ thi tửu. Một hôm, vua uống rượu xương bồ với bá quan trong triều, say khướt đến độ Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường về, vua không hay để nghinh đón; cung nhân lay gọi mấy vua cũng không tỉnh rượu. Thượng hoàng quá giận, bỏ về Thiên Trường. Tới chừng tỉnh rượu, nghe tâu lại, vua Anh Tông hốt hoảng chạy tìm Đoàn Nhữ Hài sai thảo tờ biểu để vua dâng lên Thượng hoàng tạ tội. Sau khi xem sớ - toàn văn hay chữ tốt - lời lẽ thống thiết thề ăn năn hối cải để toàn tâm toàn ý chăm lo việc triều chính, Thượng hoàng mới nghiêm khắc cảnh cáo: “Trẫm còn các con khác có thể nối ngôi được. Trẫm đang sống mà ngươi còn như thế, huống chi sau này?”. Vua Anh Tông rập đầu tạ tội. Từ đó về sau, vua không còn dám uống rượu tới mức say nữa, và trở thành vị vua sáng của Đại Việt (1276-1320) ở ngôi suốt 21 năm giữ yên nước thái bình, thịnh trị rồi nhường ngôi cho con là Trần Mạnh (vua Trần Minh Tông), còn mình làm Thái thượng hoàng giúp vua con trị nước.

oOo

Hàng năm cứ từ tháng 10 âm lịch đến mùa Tết Cổ truyền là cao điểm uống rượu, bia... Nhà vật lý học Pháp Langevin nói: “Rượu làm ra là để người ta nếm chứ không phải để uống”. Nếm chỉ đủ thấm môi, chép chép cái miệng. Hay như câu thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: Hơi men cùng nhắp lại mềm môi. Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì: Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp. Nhắp chút chút để thưởng thức: Một ly cho đỏ mặt/ Cho lên hương cuộc đời (Quang Dũng) chứ không “trăm phần trăm. Dzô!” đâu nhé! Đại văn hào Anh Shakespeare dù khá mạnh rượu cũng bảo: “Nên uống rượu với sợi dây cương trên cổ”. Có vậy mới tránh được “tửu nhập tâm như hổ nhập lâm”... ./.

RƯỢU MEN LÁ BẮC KẠN – ĐẶC SẢN CHO NGƯỜI SÀNH RƯỢU 🍶✨🔥 Rượu men lá Thanh Tâm – Đặc sản Bắc Kạn đạt tiêu chuẩn OCOP xuất k...
25/04/2025

RƯỢU MEN LÁ BẮC KẠN – ĐẶC SẢN CHO NGƯỜI SÀNH RƯỢU 🍶✨
🔥 Rượu men lá Thanh Tâm – Đặc sản Bắc Kạn đạt tiêu chuẩn OCOP xuất khẩu, được nấu và ủ men trên 30 ngày, trưng cất bằng nồi gỗ truyền thống, ủ chum tự nhiên, lọc khử aldehyd giúp uống êm, không đau đầu.
🥂 Thích hợp để tiếp khách, uống hàng ngày, hương vị thơm ngon, khác biệt với nhiều loại rượu trên thị trường!
🚚 Nhận ship toàn quốc – Miễn phí ship cho khách ở NỘI THÀNH HÀ NỘI
📲 Liên hệ ngay: Zalo 0988867844 để thưởng thức rượu chuẩn vị Bắc Kạn!








Address

Số 04 Ngõ 62/phố Cầu Am/vạn Phúc/hà đông
Hà Đông
100000

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 09:00 - 17:00
Wednesday 09:00 - 17:00
Thursday 09:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00
Saturday 09:00 - 17:00
Sunday 09:00 - 17:00

Telephone

+84988867844

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Rượu Men Lá Bắc Kạn Xuất Khẩu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Rượu Men Lá Bắc Kạn Xuất Khẩu:

Share

Our Story

khay huấn luyện chó đi vs đúng chỗ, thức ăn chó mèo-số 4 ngõ 62 phố cầu am vạn phúc hà đông hà nội. điện thoại 0988867844