Nhóm Từ Thiện Hương Sen

Nhóm Từ Thiện Hương Sen lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương

CÁI TẬT CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ Nói thẳng luôn, đó là gần gũi người tu nhiều quá rồi sinh tâm ngã mạn. Chùa nào cũng có vài ng...
18/11/2023

CÁI TẬT CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

Nói thẳng luôn, đó là gần gũi người tu nhiều quá rồi sinh tâm ngã mạn.

Chùa nào cũng có vài người như vậy. Thật ra thì chùa lúc nào cũng nhiều việc, mấy chùa đông tăng chúng thì đỡ, chùa ít tăng chúng thì phải cần cư sĩ Phật tử đến hỗ trợ, làm công quả, giúp đỡ việc chùa. Nhưng riết rồi, quên mất mình là Phật tử.

Theo quan sát của riêng tôi, Phật tử đến chùa có ba kiểu.

Kiểu thứ nhất là chỉ đến chùa tu, tụng kinh, học hỏi giáo lý, xong rồi về, đúng nghĩa đến chùa để tu, gọi tắt là tu trí. Những người này cũng đáng được tuyên dương bởi tinh thần tu học cũng rất cao, khóa tu nào cũng thấy mặt, nắng mưa gì cũng chịu tu.

Kiểu thứ hai là đến chùa chỉ biết làm công quả, thấy việc thì làm, việc gì tới tay thì không ngại, làm hết phần người ta. Gọi dễ hiểu là tu phước. Sẵn sàng chịu thiệt thòi không cần tụng kinh lễ bái, đứng sau lưng phục vụ cho những khóa tu, hộ pháp tích cực mỗi khi chùa có lễ.

Còn kiểu thứ ba là đến chùa để làm mẹ thiên hạ.

Thông thường đi khi chùa người ta thường trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu, từ ghế đá tới chánh điện. Mới đi chùa còn nhiều bỡ ngỡ, rón ra rón rén, ngày đầu tới chùa chỉ biết ngồi ngoài ghế đá, tới giờ tụng kinh thì mặc áo vào chánh điện. Vào được chánh điện rồi, làm gì cũng nhìn trước nhìn sau, sợ tội, làm gì cũng sợ tổn phước, chỉ biết ông Phật với quyển Kinh. Thời khóa xong thì về, chả can dự việc ai, kiểu tu trong hòa bình an lạc.

Giai đoạn hai, từ chánh điện tới nhà trong. Đi chùa được vài tháng, quen biết nhiều người, rồi mỗi khi chùa có việc, xung phong làm công quả, việc gì cũng nhận, kiểu người nhiệt tâm thích phục vụ. Cái rồi ông thầy trụ trì thấy làm việc được, giỏi giang, nói chung là có tâm, sạch sẽ, giao cho vài việc quan trọng, lần sau vào chùa không cần biết ông Phật ở đâu, đi thẳng vô nhà trong, chỉ biết việc trụ trì giao, thế giới chả quan tâm. Riết rồi cứ ngửa mặt lên trời mà đi.

Giai đoạn ba, từ nhà trong vô tới phòng trụ trì. Làm việc giỏi, thành tâm quá, cái giao cho mấy việc hệ trọng, ví dụ như khui thùng Tam Bảo, đếm tiền. Hay trụ trì đi đâu giao chìa khóa chùa, nắm cái chìa khóa gì trong tay như nắm visa thông hành, kiểu ai đi đâu làm gì phải thông qua. Mấy thầy mấy cô hay nhờ đi mua đồ, hở miệng trên miệng dưới là tui làm việc cho quý thầy, tui làm việc cho quý cô. Riết rồi trở giọng trên trước, coi không ai ra gì.

Chưa hết, vào tới phòng trụ trì rồi cứ tưởng mình hơn mọi người, coi người ta quét sân hay làm dưới bếp ngoài vườn như không có, chỉ biết mỗi ông trụ trì. Vô chùa cái là chạy thẳng xe vô trong nhà, đâu như ngày xưa khép nép trước cổng xuống xe tắt máy, đâm thẳng vô phòng mấy thầy, không cần gõ cửa luôn, ngủ hay làm gì mặc kệ. Mà gặp mấy vị cũng hiền, không muốn nói, nói sợ giận, la làng lên, con làm bao nhiêu việc vì thầy, vì chùa mà bây giờ thầy nói con thế này thế nọ. Rồi nhắn tin đòi bỏ chùa, ở nhà tự tu.

Còn nữa, mấy vụ này chắc chắn chùa nào cũng có. Gần người tu nhiều quá, rồi coi như bạn. Ngày xưa mới đi chùa một tiếng dạ hai tiếng vâng, nói chuyện trước ngực lúc nào cũng chắp tay, đầu khi nào cũng cúi. Như bà tiên ông bụt. Còn bây giờ, gặp người tu trong chùa tiếng chào cũng không có, mấy nhỏ tuổi teen thì giơ hai ngón tay chào, mấy vị sồn sồn gọi thẳng tên mấy thầy, nói chuyện thì trống không chả đầu chả đuôi, nay cần gì gọi thầy gọi cô, gọi thẳng ông này ông kia, bà này bà kia, tay nay hết chắp mà chống để dưới hông, như nói chuyện với bạn bè.

Không cần biết phòng đó thầy nào, đồ đạc xài luôn, ghế trụ trì leo lên ngồi, chén muỗng để riêng cũng lấy ăn, dép thầy để cũng đút chân vô xỏ… ôi thôi kể không biết sao mới hết. Đó gọi là đi chùa để làm mẹ thiên hạ.

Thiện tai đó!

Được gần gũi các vị xuất gia là cái phước của mình. Có nhiều người đi chùa muốn gặp ông thầy để chia sẻ học hỏi cũng còn khó, mình được gần gũi rồi sanh tâm ngã mạn. Gần Phật kêu Phật bằng anh. Cảm thấy thân cận để giúp đỡ quý thầy công việc, hay tạo nhân duyên học hỏi, chỉ mình cái lỗi sai, học theo hạnh các vị đó, thì là việc nên làm. Chứ kiểu vung tay quá trán thì tốt nhất nên ở nhà. Nói thật. Đi chùa kiểu đó chỉ tổn phước thêm.

Đây phải gọi là cái bệnh phổ biến, không kể gì lớn nhỏ, xem chùa như nhà, xem tăng thành bạn. Người tu, không phải không dám nói, mà sợ, sợ dạy lại người tu luôn. Tháng đầu đi chùa như con, tháng sau đi chùa như bạn, tháng tiếp đi chùa như mẹ.

Xin phép chỉ nói vài trường hợp như thế để gọi là góp ý, chứ không phải chỉ chung mà đọc bài xong rồi nhảy lên vô bình luận phân tích đúng sai. Phật tử mình để ý để nhắc nhở nhau khi đi chùa, lấy sự khiêm hạ làm nền tảng. Được thân cận phụng sự Tam Bảo là phước duyên, không phải ai cũng có. Cung cách thể hiện được sự tu tập của bản thân, làm sao khi đi chùa người ta thấy mình có chuyển hóa, chứ càng tu càng như La Sát cũng chả ai ham đến chùa.

Phước tổn hết rồi kiếp sau không gặp được Tăng mà gần gũi. Phật dạy rồi, gặp được chư Tăng là khó, nên phải biết trân trọng, thân cận để học tập đạo lý, vừa làm hộ pháp để người xuất gia yên tâm mà tu tập.

Có đụng chạm ai thì cũng hoan hỉ, thương mới nói, tu mà để phước giảm đọa lạc thì chả ai muốn tu. Bao nhiêu gạch đá xin được nhận.

Chào thân ái và đoàn kết những bà mẹ khi đi chùa.

— Sư Giác Nguyên 🙇🙇

10 TÂM THÁI SỐNG BÌNH YÊN.1. Cho dù bạn đúng, cũng đừng cố chứng minh rằng người khác sai. Vì vị trí đứng của người đối ...
25/10/2023

10 TÂM THÁI SỐNG BÌNH YÊN.

1. Cho dù bạn đúng, cũng đừng cố chứng minh rằng người khác sai. Vì vị trí đứng của người đối diện con số 6 lại là con số 9.

2. Đừng nói xấu sau lưng người khác, người khác nói thì bạn nghe, nghe xong rồi quên đi là được.

3. Không phải mỗi người đều sẽ xử lý mọi chuyện theo cách của bạn, nếu như người khác không làm được như bạn nghĩ, hãy hiểu rằng khả năng họ chỉ ngần ấy thôi!

4. Bản chất của cuộc sống vốn dĩ nhàm chán, thế nên hãy học cách chấp nhận nó, sau đó cố gắng hết sức, điều đó khiến mình vui vẻ.

5. Đừng phí hoài thời gian, nhân lúc còn kịp thì làm hết mấy chuyện mình muốn làm đi.

6. Dịu dàng hơn một chút, cuộc sống cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

7. Thời gian để buồn phiền vu vơ chi bằng dùng để đọc sách, thực tập thiền thư giãn.

8. Đừng nghe ngóng chuyện riêng của người khác, cũng đừng chủ động kể chuyện riêng của mình cho họ.

9. Sức khỏe dồi dào là quan trọng nhất, không có chuyện gì đáng để thức đêm cả.

10. Học cách buông bỏ đúng lúc, không phải trốn tránh mà là trở nên chín chắn hơn.
ST.

Thế gian đầy rẫy tham, si, sân, hận. Có vui vẻ cũng chẳng thể lâu dài.Chỉ là nhân gian khi tròn khi khuyết, nên đừng quá...
18/10/2023

Thế gian đầy rẫy tham, si, sân, hận. Có vui vẻ cũng chẳng thể lâu dài.
Chỉ là nhân gian khi tròn khi khuyết, nên đừng quá để tâm với những phù vân ngoài cửa.
Được mất hợp tan đều là do duyên phận. Con người cũng chỉ là hạt cát thành hình. Mượn tạm mấy chục năm trần thế mà xuôi ngược buôn ba. Giàu hay nghèo rồi cũng phải trả lại toàn bộ cho nhân gian.
Đến mình còn không thật, thì có gì thường còn để mà tham mãi không buông.
Đã là vô thường, tất có khổ đau. Nên cứ tự tại mà sống những tháng ngày thanh thản. Học đạo làm người để vượt thoát đau khổ trầm luân.!!

Namo Buddhaya!

Chúng ta sinh ra, đều là phận con người. Dù do nhân duyên nghiệp quả khác nhau, mà mỗi số phận đều khác nhau. Nhưng đã l...
18/10/2023

Chúng ta sinh ra, đều là phận con người. Dù do nhân duyên nghiệp quả khác nhau, mà mỗi số phận đều khác nhau. Nhưng đã là người, là do còn tham đắm, còn lầm lỗi nên mới đủ duyên mà tạo nên hình hài.
Biết vậy để mà có thể thông cảm cho nhau.
Bạn có thể lựa chọn không có cảm thông gì hết. Tại họ cố ý, vì họ như thế này mới thành thế kia. Lựa chọn vậy chỉ đưa đến đổ lỗi và trách móc nhau. Rồi gây hận thù, gây bực tức, gây đau khổ cho cả hai. Bởi bạn làm tổn thương họ không có lý nào họ để bạn yên.
Nhưng lựa chọn thấu hiểu và không trách ai hết. Mọi thứ đều an yên ngay lúc đó. Bạn có một tâm lặng, một trí sáng để giải quyết sự việc một cách thấu đáo. Bạn có thời gian suy nghĩ làm sao tốt cho mình, tốt cho người.
Việc đó không đảm bảo bạn có lợi nhất. Nhưng đảm bảo được an yên cho bạn và người.
Cuộc đời khác nhau, đều khác từ cách nhìn và hành động của bạn. Chứ chẳng phải do bàn tay siêu nhiên nào tác động cả.
Vậy nên muốn có được bình an, bạn nên chọn cảm thông. Bạn cảm thông sâu sắc cho người ắt cảm thông được với chính mình. Bạn sẽ nhận ra, cuộc đời sẽ khác đi rất nhiều 🙏🙏

Namo Buddhaya!

Này con, 🪷Làm phước ở đâu cũng được nhưng trước tiên gia đình mình phải no ấm đã, chăm sóc bố...
17/10/2023

Này con,

🪷Làm phước ở đâu cũng được nhưng trước tiên gia đình mình phải no ấm đã, chăm sóc bố mẹ cho đủ đầy, gia đình mình có hạnh phúc thì mình mới đi giúp người khác được.

🪷Ví như vun bồi nuôi dưỡng một cái cây, muốn cây lớn khoẻ thì phải chăm bón từ gốc rễ, cội gốc có khoẻ mạnh thì cây mới đứng vững.

🪷Làm phước cũng như thế, nếu con chỉ mãi chăm lo cho bên ngoài mà quên mất những người xung quanh mình thì bản thân con cũng chẳng có được bình an.

🪷Đừng quên mình có gia đình. Chăm cha, dưỡng mẹ phước này lớn thay.

Tâm bình an… Thế giới bình an…!!!❤️

Ráng sống cho tử tếĐể sau này về giàKhông mảy may hối tiếcĐường sai lầm đã qua. Có vay thì có trảNợ người lẫn nợ đờiPhải...
17/10/2023

Ráng sống cho tử tế
Để sau này về già
Không mảy may hối tiếc
Đường sai lầm đã qua.

Có vay thì có trả
Nợ người lẫn nợ đời
Phải khiến mình xứng đáng
Khi bước vào cuộc chơi.

Thấy bạn bè hoạn nạn
Bất lực không giúp gì
Cũng đừng dội nước lạnh
Nhấn chìm họ chết đi.

Khi kẻ thù ngã ngựa
Chớ tự đắc vui mừng
Kẻo một ngày nằm xuống
Không một ai tiếc thương!

Ra đường chớ hổ báo
Về nhà nên nhịn nhường
Đừng bao giờ đóng kịch
Với cả những người thương.

Ráng sống thật ân nghĩa
Không phải để được khen
Chỉ cần để ra phố
Phố không thấy mình hèn.

Cuộc đời nhanh chớp mắt
Số kiếp chẳng mấy hồi
Ráng soi lòng mà sống
Sướng khổ kệ trời chơi.

Điều gì buông bỏ được
Chớ nên giữ trong lòng
Tim gan được chút xíu
Nghĩ chi nhiều long đong!

BUÔNG BỎ - Thiên Ý.
ST.

Namo Buddhaya!

HIỂU.- Hiểu bệnh đau là khổ nên dặn lòng không sát sanh.- Hiểu nóng giận là nhân đổ vỡ nên dặn lòng học cách lắng đọng t...
15/10/2023

HIỂU.

- Hiểu bệnh đau là khổ nên dặn lòng không sát sanh.

- Hiểu nóng giận là nhân đổ vỡ nên dặn lòng học cách lắng đọng tâm tư.

- Hiểu miệng là nơi dễ sanh ra thị phi nên dặn lòng giữ gìn khẩu nghiệp.

- Hiểu rõ cuộc sống là tiến hóa nên dặn lòng chớ nãn chí tụt hậu.

- Hiểu nhân quả để không thấy cuộc đời bất công.

- Hiểu vô thường để không thấy bất ngờ.

- Hiểu đời không toại nguyện để không thất vọng.

- Hiểu lý duyên sinh để thấy rõ sự sanh diệt của các pháp.

- Hiểu thân người khó được, để quyết tâm không lầm đường lạc lối.

Namo Buddhaya!

Mình phải gieo duyên với Phật Pháp. Mỗi tháng đến chùa lạy Phật sám hối. Để có khi rơi vào bước đường cùng trong đời, mì...
14/10/2023

Mình phải gieo duyên với Phật Pháp. Mỗi tháng đến chùa lạy Phật sám hối. Để có khi rơi vào bước đường cùng trong đời, mình có thể gặp một nhân duyên lành cứu giúp cuộc đời mình.

Namo Buddhaya!

Khi ai đó quăng cho ta một đống bùn, đừng có lấy đó làm xấu làm dơ, tức tối. Bùn đó đem về trồng sen, phiền não tức bồ đ...
14/10/2023

Khi ai đó quăng cho ta một đống bùn, đừng có lấy đó làm xấu làm dơ, tức tối. Bùn đó đem về trồng sen, phiền não tức bồ đề, từ đó hoa sen nở.

Vậy cho nên quý vị học đến đây có cần phải sợ những nghịch cảnh, chướng duyên, có cần phải ai cũng yêu thương mình không? Không! Đâu phải người ta mang đến cho một cây mai nở như vầy mới thấy mùa xuân. Người ta quăng cho mình một đống rác cũng dạ, để em chuyển hóa thành phân hữu cơ bón cho những gốc mai trổ hoa.

SC. Giác Lệ Hiếu.

Namo Buddhaya!

PHƯỚC ĐẾN TỪ  10 THÓI QUEN NHỎ🪷Mỗi sáng thức dậy nên cúng dường Phật một cốcnước lọc, lâu ngày phước đức tăng trưởng, tà...
13/10/2023

PHƯỚC ĐẾN TỪ 10 THÓI QUEN NHỎ

🪷Mỗi sáng thức dậy nên cúng dường Phật một cốc
nước lọc, lâu ngày phước đức tăng trưởng, tài sản phát sinh, tiêu trừ tai nạn.

🪷Trước khi ra khỏi nhà nên lễ Phật ba lạy, được vậy sẽ bình an. Đi về, nên rửa tay, rửa mặt lạy Phật ba lạy. Ít nhất mỗi ngày quý vị lạy Phật được 6 lạy, mỗi năm 2.190 lạy. Được vậy, hảo tướng phát sinh, đầy đủ hạnh khiêm cung.

🪷Ra đường, dù ngồi trên xe máy hay đi bộ, mỗi lần đi ngang qua tượng Phật, chư Tăng Ni, chùa chiền nên cúi đầu xuống thể hiện lòng tôn kính Tam Bảo. Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện nói: “hoặc chỉ hơi cúi đầu, đều đã thành Phật đạo”.

🪷Lúc nào cũng để dành ít tiền, để bố thí cho những người hành khất. Gặp viên đá, cành cây, đinh vít nào cản đường gây nguy hiểm cho người khác thì nên phát tâm dời đến chỗ an toàn.

🪷Nếu gặp các con vật bị bắt nhốt dọc đường thì nên mua chúng để phóng sanh.

🪷Nếu không có tiền phóng sanh thì nên vì các loài vật bị giam cầm, giết hại dọc đường mà niệm Phật hồi hướng chúng đời sau được sanh làm người, sớm gặp Phật pháp.

🪷Nên rắc đường, kẹo, bánh bố thí cho loài trùng kiến, hoặc rải lúa cho chim ăn. Trong vườn, nếu thu hoạch nông sản nên chừa lại một ít cho các con vật. Nếu không kết duyên lành với chúng sanh thì tương lai quý vị giác ngộ chẳng thể độ ai, vì “Phật hoá hữu duyên nhân”.

🪷Cúng Phật nên dùng vật phẩm tốt nhất. Tránh tương lai hưởng phước nhưng bị khiếm khuyết vì cúng đồ xấu vậy.

🪷Mỗi lần trước khi ăn cơm, hay bất cứ thực phẩm nào thanh tịnh đều khởi niệm cúng dường Tam Bảo trước khi ăn.

🪷Trước khi đi ngủ nên niệm Phật 10 tiếng, hồi hướng nguyện sanh Tây phương tịnh độ.

Thiết nghĩ, ác nhỏ tích dần thành ác lớn, chớ xem thường ác nhỏ mà cho là không có tội. Bởi lỗ nhỏ đắm thuyền. Còn người dời được hòn núi lớn, là lấy đi từng viên đá nhỏ. Nên chớ khinh thiện nhỏ mà không làm. Vì thiện nhỏ tích dần cũng thành Phước to. Không phải có tiền mới tu hạnh bố thí, cúng dường được. Sự bố thí lớn nhất là “bỏ tham, sân, si” vậy.

Tâm bình an… Thế giới bình an…!!!❤️

HÙN PHƯỚC 500 MÉT GẠCH TÀU Kính thưa quý Phật tử.Hiện Chùa cần 500 mét gạch tàu (như hình) để lót trang trí làm đẹp sạch...
13/10/2023

HÙN PHƯỚC 500 MÉT GẠCH TÀU

Kính thưa quý Phật tử.
Hiện Chùa cần 500 mét gạch tàu (như hình) để lót trang trí làm đẹp sạch sân vườn phục vụ cho các khoá lễ khoá tu. Nên cần sự trợ duyên hùn Phước của quý vị để thiện pháp này được hoàn thành. Đại chúng có thể hùn Phước trực tiếp tại Chùa, hoặc qua số tài khoản hoặc bằng vật phẩm gạch (như hình). Xin cảm ơn và chúc đại chúng an lành.
1 mét gạch 100 ngàn, 500 mét: 50 triệu. Tên Tài khoản Nguyễn Đăng Dũng,
Ngân hàng Vietcombank.
Số Tài khoản: 0461000432581
(Chi nhánh sóng thần).

Liên hệ: 0902858682

Rất nhiều người đi qua cuộc đời của bạn, đi cùng bạn một đoạn đường, sau đó lại cùng bạn phân ly, cũng có thể sẽ không g...
13/10/2023

Rất nhiều người đi qua cuộc đời của bạn, đi cùng bạn một đoạn đường, sau đó lại cùng bạn phân ly, cũng có thể sẽ không gặp lại nữa.

Mỗi một người đều có nỗi khổ buộc phải trải qua và con đường mà bản thân buộc phải đi hết, không ai có thể bước thay ai. Bạn phải tự mình đi, thực sự đi mới không sợ gió, sợ mưa, thản nhiên không vướng mắc.

Có vui có buồn, có lên có xuống, đó mới là cuộc sống chân thực, tựa như một tách cà phê không thêm đường vậy. Khi mới uống ắt sẽ cảm thấy vị đắng chát nhưng sau khi uống xong, miệng sẽ phảng phất một chút mùi thơm cùng hương vị khó quên.

Cuộc sống vốn dĩ không có con đường nào vô ích, mỗi bước đi đều cần tính toán lâu dài. Những khổ nạn mà bạn trải qua, đều sẽ trở thành tấm huân chương rực rỡ trong những năm tháng tương lai của bạn.

Tôi hy vọng quãng đời còn lại, bạn sẽ trở thành người trong mắt có mặt trời, trong nụ cười có sự thản nhiên.
ST.

Address

Tân An
1260200130130500100013020013030010020020090075030

Telephone

+84944003455

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nhóm Từ Thiện Hương Sen posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share