11/05/2023
Tóm tắt: GMTK đọc Goodreads với AZQuotes trích quote ra kêu là của Socrates. Bình thường hay nhét chữ vào mồm người khác kiểu "fan chú Tào", "fan triều đình", "fan Lu".. giờ nhét chữ luôn vào mồm triết gia đã mất trước công nguyên hã?
Xin lỗi nhưng bạn này hay đi gây war thật. Từ bên phim, triết, rồi cả game, nhất là cộng đồng Warhammer 40k mà bạn này tự tin có nhiều kiến thức, đều bị người ta ghét vì thượng đẳng. Chê, chửi, toxic thì nhiều, nhưng giá như mỗi lần bạn toxic thì ngồi đọc thêm triết có phải đỡ một cái mồm xoen xoét toàn chữ nghĩa tiêu cực không?
, gấu mèo thức khuya phốt
Hôm nay, trong chuyên mục “Triết gia này không nói như thế”, ft. Gấu Mèo Thức Khuya, tập 2 (tập 1 link dưới comment)
Có bạn vừa gửi mình tút này của Gấu Mèo Thức khuya, hỏi có đúng không. Mình nhận được thì bất ngờ, vì không ngờ Gấu Mèo Thức Khuya hôm nay lại trích dẫn, còn viện cả Library of Congress ra để dẫn Republic của Plato.
Rất tiếc vẫn sai toét. Cái này mình gọi là tác hại của học triết từ Goodreads với AZQuotes.
Nếu thật sự GMTK “hâm mộ các cụ” giống cách mà bạn ấy nói trong phần comment, thì bạn ấy chắc hẳn phải biết Socrates “chad” thế nào, và việc Socartes bị thành các bô lão thành Athens xử phải uống trà độc cần t* t* bắt nguồn từ đâu: Đó chính là tội làm hư hỏng giới trẻ, khiến giới trẻ Athens thách thức các quan điểm xã hội truyền thống, đe dọa tới thể chế cầm quyền. Thử hỏi, một người nổi tiếng với câu nói, “tôi biết là tôi không biết gì”, và xuyên suốt quyển Republic, hết lần này tới lần khác đ,ấ.m và..o m,ặ..t (bằng ngôn ngữ) Thrasymachus, kẻ Sophist đại diện cho chính quyền, và khơi dậy bao cảm hứng trong giới trẻ Athens, đại diện là Glaucon và Adeimantus, có thể nói một câu khái quát chung chung kiểu boomer cãi nhau với VTV24 mà GMTK trích dẫn được không? (Tạm bỏ qua việc Republic là của Plato viết hay thuật lại Socrates ở đây nhé).
Ủa thế chứ GMTK móc đâu ra quả quote boomer chúa này? Thì cái công cuộc đi tìm lại nguyên gốc quả fake news này cũng kỳ công như mỗi lần bóc GMTK là TERF vậy: Bạn thả một câu quote vô thưởng vô phạt, đăng cái tút mất khoảng 5 phút, mình dò cái quote trời đánh này mất mẹ nửa tiếng :v .
Vâng lời GMTK, mình mới cung cúc đi dò lại Republic, vừa lấy sách giấy vừa mở Gutenberg, mà đỏ mắt đọc lại hết chương 4 (như GMTK “trích”) vẫn không thấy. Mà vừa đọc vừa tự hỏi, ủa chứ sao dưng đang bàn về công lý với xã hội lý tưởng mà Socrates lôi giới trẻ ra chửi làm cái chi chi?
Xong đọc thấy bản dịch của GMTK tệ quá, thế là mình mới “kỹ thuật đảo ngược” nó một tý, ném bản dịch vào google, rồi bê ra google bản tiếng Anh. Thế là, ta-dah, kết quả đầu tiên đến từ Goodreads (1), kết quả thứ hai đến từ…. AZQuotes. Còn kết quả thứ ba? Nó đến từ thư viện Bartleby (2), nơi mà câu quotes này được cho là của Socrates, nhưng thật ra lần đầu lại được trích dẫn bởi William L. Patty và Louise S. Johnson và phổ biến bởi Gijsbert van Hall, thị trưởng của Amsterdam vào năm 1966, khi ông này đang chê trách các cuộc bi.ể.u tì..n.h trên tờ New York Times. Ngay dưới đoạn đó, thư viện Bartleby cũng nêu rõ, trích dẫn này là… g,i,ả mạo.
Thế là mình lại lóc cóc đi tìm Wikiquote, vì trang này có nguyên mục các trích dẫn g.i.ả mạo của Socartes (3). Và, ta-dah, quả nhiên đúng vậy! Trích dẫn này nằm chình ình to tướng ngay câu thứ 2 trên trang web, và đề cập rõ rằng nó khởi nguồn vào khoảng đầu thế kỷ 20, trích lại theo một tác giả thời La Mã cổ.
Thế là biết GMTK xào từ đâu rồi nhé! Đến khổ, đọc triết qua quote nó tai hại vậy đấy cả nhà yêu của Kem!
Nhưng mà, để cho vui một chút, vì đằng nào cũng mở Republic ra rồi, thì thật ra cũng không khó để tìm xem câu này được xào lại từ đoạn nào trong quyển này. Chỉ cần tra các từ khóa ít xuất hiện, như flute, gymnastic… là được rồi nè. Tra một chút thì chúng ta có thể thấy rằng, đoạn này được diễn giải theo ý tưởng cá nhân và đương nhiên là sai thậm tệ theo một đoạn của Chương 9 trong quyển Republic (4) mà mình có chụp ảnh kèm. Đoạn này thật ra không phải Socrates phê phán giới trẻ đương thời, mà là phê phán hình thái xã hội d.ân chủ, vẫn theo mạch phê phán 5 hình thái xã hội từ chương 8. Chương 9 này thật ra cũng khá gây tranh cãi, vì nhiều người cho rằng ảnh hưởng của Plato ở chương này là rất lớn, và ông vốn đã không thích chế độ d.ân chủ hiện tại của thành Athens lúc đó, còn ý kiến của Socrates thế nào thì khó đoán hơn. Nhưng thôi, đây lại là cả một chủ đề khổng lồ khác cho các triết gia và sử gia chuyên nghiệp.
Tóm lại, bài học của chúng ta ở đây là gì nào? Là đừng đọc triết kiểu hớt váng? Hay là đừng đọc triết qua quote? Chà, mình không biết nữa, nhưng có lẽ mình sẽ kết bài bằng cái kết của một bài trước đây của mình, bằng một câu nói vui của người Việt:
Biết thì ậm ặc, còn không biết thì…